Tin tức đời sống 02/04/2025 16:42

Trẻ nhiễm v:i:rus RSV tăng nhanh mùa nắng nóng: Thấy con có dấu hiệu này cần cho đi viện ngay lập tức

VNVC đưa tin "Dấu hiệu nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh, biến chứng và cách điều trị" có nội dung chính như sau:

Nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra cho trẻ nhỏ. Tại Hoa Kỳ, ước tính có tới 3% trẻ sơ sinh mắc RSV cần phải nằm viện, khoảng 58.000 – 80.000 trẻ dưới 5 tuổi cần phải can thiệp y tế tại bệnh viện vì RSV mỗi năm. Trung tâm kiểm soát và phòng dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ) cho biết, trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhiễm RSV trở nặng bao gồm:

  • Trẻ sinh non;
  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng;
  • Trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh viêm phổi mãn tính hoặc bệnh tim bẩm sinh;
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu;
  • Trẻ mắc chứng rối loạn thần kinh.

Dấu hiệu nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường khởi phát với các triệu chứng của cảm lạnh thông thường (nhiễm trùng đường hô hấp trên), bao gồm:

  • Sốt (100,4 độ F hoặc cao hơn);
  • Ho khan hoặc ho có đờm;
  • Sổ mũi, nghẹt mũi;
  • Hắt hơi;
  • Quấy khóc nhiều;
  • Chán ăn.

Nhiễm RSV ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tình trạng sưng các đường dẫn khí trong phổi, gây viêm tiểu phế (nhiễm trùng đường hô hấp dưới). Các triệu chứng khi trẻ bị viêm tiểu phế quản RSV bao gồm các triệu chứng cảm lạnh kể trên đi kèm với:

  • Thở nhanh;
  • Lỗ mũi nở ra và đầu lắc theo nhịp thở;
  • Tiếng rên rỉ theo nhịp thở;
  • Ngực lõm khi thở;
  • Thở khò khè.

Phụ huynh có thể nhận thấy dấu hiệu trẻ thở khó khăn thông qua quan sát sự co rút lồng ngực ở giữa xương sườn hoặc cổ để thở. Nếu thấy lồng ngực của trẻ “hẹp lại” và tạo thành hình chữ V ngược, chứng tỏ trẻ đang khó thở, cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Đồng thời, cách nhận biết trẻ đang thở nhanh là nhịp thở trên 60 lần/ phút đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi và 50 lần/ phút đối với trẻ từ 2 tháng – 12 tháng, 40 lần/ phút với trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Cần lưu ý, các triệu chứng của RSV thường ở mức tệ nhất vào ngày thứ 3 – 5 của giai đoạn bệnh và kéo dài trung bình từ 7 đến 14 ngày.

trẻ sơ sinh nhiễm rsv
Trẻ sơ sinh nhiễm RSV thường khởi phát với các triệu chứng như cảm lạnh thông thường, phổ biến là sốt.

Nguyên nhân bị RSV ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm RSV từ những người mắc RSV hoặc người lành mang trùng từ môi trường xung quanh. Virus hợp bào hô hấp RSV có khả năng lây truyền nhanh chóng, xâm nhập dễ dàng vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, nước bọt hoặc tay người mang virus thông qua đường mắt hoặc mũi. RSV có thể tồn tại nhiều giờ đồng hồ ở môi trường bên ngoài.

Người bị nhiễm bệnh dễ lây bệnh nhất trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn sau khi nhiễm bệnh. Đối với trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch suy yếu, virus có thể tiếp tục lây lan ngay cả khi triệu chứng biến mất (tối đa 4 tuần).

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi trẻ nhỏ bị nhiễm virus RSV

Bên cạnh dấu hiệu nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh thì các biểu hiện của các biến chứng nguy hiểm nên được các mẹ quan tâm. Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và trẻ có lý nền là những đối tượng có nguy cơ biến chứng cao nhất. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải ở trẻ nhỏ khi bị nhiễm RSV, cụ thể như sau:

  • Viêm phổi: RSV là loại virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhưng một số trường hợp nhất định, virus có thể di chuyển vào phổi, gây ra tình trạng nhiễm trùng phổi, các túi khí (phế nang) trong phổi chứa đầy dịch và mủ, gây áp lực khiến việc thở trở nên khó khăn hơn.
  • Viêm tiểu phế quản: RSV là nguyên nhân thường gặp gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo Tổ chức Thế giới (WHO), RSV gây ra hơn 80% tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ 1 tuổi trở xuống. RSV gây viêm, sưng, tích tụ dịch nhầy tại các đường dẫn khí nhỏ, gây bít tắc đường thở, có khả năng dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
  • Hen suyễn: Nhiễm trùng RSV khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 1.400 trẻ em trong suốt 5 năm và cho biết có khoảng 21% trẻ sơ sinh bị nhiễm RSV sẽ mắc hen suyễn khi được 5 tuổi. Hen suyễn gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, lâu dần khiến chức năng phổi bị suy giảm, làm rối loạn khả năng thông khí phổi, bít tắc đờm phế nang, có nguy cơ làm tràn khí màng phổi, suy hô hấp, hen phế quản nặng.
  • Nhiễm trùng tai giữa: RSV được xác định là một trong những tác nhân phổ biến gây nhiễm viêm tai giữa cấp tính ở trẻ. Tỷ lệ nhiễm trùng tai giữa do RSV gây ra khá cao ở trẻ dưới 2 tuổi, chiếm khoảng 73%. Bệnh gây ảnh hưởng đến phần tai giữa và màng nhĩ của trẻ. Trong trường hợp không thuyên giảm có thể khiến dịch chảy liên tục gây thủng màng nhĩ.
  • Nhiễm trùng tái phát: RSV là tác nhân gây bệnh phổ biến nhưng khả năng tái nhiễm khá thường xuyên do sự thiếu miễn dịch lâu dài từ cơ thể sau khi nhiễm trùng. Khoảng 90% trẻ nhỏ trong vòng 2 năm đầu đời nhiễm RSV và thường xuyên tái nhiễm.
trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ xảy ra biến chứng nặng
Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và trẻ có lý nền có nguy cơ xảy ra biến chứng nặng khi nhiễm RSV như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen suyễn…

Khi nào nên khẩn trương đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị?

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau đây, phụ huynh cần khẩn trương đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản (đã liệt kê ở trên);
  • Triệu chứng mất nước (thay tã ít sau mỗi 8 giờ);
  • Khó thở, thậm chí ngưng thở;
  • Da, môi hoặc móng tay có màu nhợt nhạt, xám hoặc xanh (tùy thuộc tone màu da);
  • Hoạt động ít hơn bình thường.

Các phương pháp điều trị trẻ nhiễm RSV chỉ tập trung vào việc điều trị triệu chứng và ngăn chặn nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm. Đối với trường hợp trẻ bị sốt cao kéo dài, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như acetaminophen, paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, ho có đờm, bác sĩ sẽ chỉ định rửa mũi và long đờm thường xuyên. Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao mất nước và không thể tự dung nạp nước cho cơ thể, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp truyền nước qua đường tĩnh mạch. Nếu trẻ sơ sinh có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh dự phòng, nếu bệnh tình trở nên nghiêm trọng có thể sẽ hỗ trợ thở oxy hoặc đặt nội khí quản để thở máy.

Cách chẩn đoán trẻ sơ sinh bị nhiễm virus RSV

Dấu hiệu nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh các mẹ đã biết, vậy cách chẩn đoán chính xác bệnh như thế nào? Vì triệu chứng của nhiễm RSV thường không đặc hiệu, có thể trùng lặp với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, nên để chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm để xác định loại virus gây bệnh. Các xét nghiệm này có thể được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên và dưới, phổ biến nhất là:

  • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) bao gồm: Có độ nhạy cao để phát hiện virus;
  • Xét nghiệm kháng nguyên: Thường kém nhạy hơn NAAT nhưng có thể cung cấp kết quả nhanh hơn.

Trong các trường hợp nhiễm RSV nghiêm trọng, người bệnh cần phải nhập viện và thực hiện các xét nghiệm bổ sung, bao gồm: chụp X – quang ngực hoặc chụp CT để kiểm tra biến chứng ở phổi; xét nghiệm máu; xét nghiệm nước tiểu.

Phương pháp điều trị nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh

Nhiễm RSV chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hầu hết các phương pháp điều trị đều tập trung vào làm thuyên giảm triệu chứng. Các trường hợp nhiễm RSV ở trẻ sơ sinh thường có thể hồi phục mà không cần can thiệp đến điều trị y tế sau 1 đến 2 tuần.

1. Điều trị tại nhà

Một số phương pháp khắc phục đơn giản tại nhà khi trẻ nhiễm RSV, bao gồm:

  • Bổ sung nước cho trẻ: Khuyến khích trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt để ngăn ngừa tình trạng mất nước và tiếp nhận số lượng kháng thể dồi dào có trong sữa mẹ, giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời;
  • Làm sạch chất nhầy trong đường thở: Việc loại bỏ chất nhầy dư thừa trong miệng hoặc mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý sẽ hỗ trợ trẻ dễ thở và ăn dễ dàng hơn;
  • Theo dõi nhiệt độ của trẻ: Duy trì nhiệt độ phòng thoải mái giúp làm dịu cơn sốt cho trẻ, dùng khăn làm mát để hỗ trợ hạ sốt hiệu quả cho trẻ. Nếu nhiệt độ của trẻ trên 100,4 độ F (38 độ C), bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được can thiệp, chăm sóc kịp thời.

Cần lưu ý, những loại thuốc không kê đơn có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen được dùng để hạ sốt chỉ định dùng ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ sơ sinh không thể sử dụng loại thuốc này. Đặc biệt, các loại thuốc ho, cảm lạnh và thuốc aspirin tuyệt đối không được sử dụng. Bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa về các loại thuốc an toàn để sử dụng cho con.

cho bé bú sữa mẹ để hỗ trợ trẻ sơ sinh nhiễm rsv
Cho bé bú sữa mẹ là cách để hỗ trợ điều trị thuyên giảm triệu chứng hiệu quả cho trẻ sơ sinh nhiễm RSV.

2. Thuốc kê đơn và các phương pháp hỗ trợ khác

Dấu hiệu nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh như vậy thì các thuốc kê đơn thường được sử dụng là gì? Trong trường hợp trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cần nhập viện để được bác sĩ can thiệp điều trị. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kê đơn hỗ trợ khác và thuốc kháng sinh (nếu cần thiết) cho trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp hỗ trợ khác, bao gồm:

  • Nếu trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi thở, bác sĩ thực hiện các biện pháp cung cấp thêm oxy, góp phần làm tăng nồng độ oxy trong máu và giảm bớt nỗ lực cần thiết để thở cho trẻ;
  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù nước;
  • Hỗ trợ loại bỏ chất nhầy khỏi đường thở.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm virus RSV

Chăm sóc trẻ sơ sinh khi nhiễm RSV thường tập trung vào hỗ trợ giảm triệu chứng cho trẻ, quan trọng nhất là việc bù nước. Mẹ cần cho trẻ thường xuyên bú sữa mẹ để bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn mửa,… Đồng thời, trẻ sơ sinh nhiễm RSV cũng thường biểu hiện tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi. Bố mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý để hỗ trợ làm thông mũi cho bé, kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát và hút mũi nhẹ nhàng giúp làm sạch chất nhầy và giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

Đặc biệt, bố mẹ cần theo dõi và quan sát các triệu chứng của trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường như thở gấp, khó thở, sốt cao không hạ, mệt mỏi, lừ đừ,… cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, ngăn chặn nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh dấu hiệu nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh thì cách phòng ngừa bệnh cũng là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin phòng tránh các bệnh đường hô hấp là cách hỗ trợ phòng ngừa nhiễm RSV ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Các loại vắc xin quan trọng trẻ sơ sinh cần được chủng ngừa bao gồm:

  • Vắc xin phòng bệnh cúm mùa: Vaxigrip (Pháp), Influvac (Hà Lan) phòng 4 chủng cúm phổ biến, trong đó hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria);
  • Vắc xin phòng phế cầu khuẩn: Prevenar 13 (Bỉ) phòng 13 chủng phế cầu và Synflorix (Bỉ) phòng 10 chủng phế cầu gây các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn gây ra;
  • Vắc xin chứa thành phần bạch hầu, ho gà: Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ), Pentaxim (Pháp), Tetraxim (Pháp);
  • Vắc xin phòng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu khuẩn: Bexsero (Ý) phòng não mô cầu nhóm B, Mengoc-BC (Cuba) phòng não mô cầu nhóm B và C, Menactra (Mỹ) phòng não mô cầu nhóm ACYW-135;
  • Vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella: MMR-II (Mỹ), Priorix (Bỉ); MMR (Ấn Độ);
  • Vắc xin phòng sởi đơn: MVVac (Việt Nam);
  • Vắc xin phòng thủy đậu: Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ).
tiêm vắc xin phòng các bệnh hô hấp
Tiêm vắc xin phòng các bệnh hô hấp là cách phòng tránh hiệu quả cho trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ nhiễm RSV.

Ngoài việc tiêm đầy đủ các mũi vắc xin quan trọng cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ cũng cần tiêm chủng vắc xin trước và trong thai kỳ để tạo kháng thể bảo vệ chính bản thân và thai nhi trong bụng cho đến khi chào đời. Các loại vắc xin quan trọng cần tiêm cho mẹ bầu bao gồm:

  • Vắc xin phòng bệnh cúm mùa (có thể tiêm trong thai kỳ): Vaxigrip (Pháp), Influvac (Hà Lan) phòng 4 chủng cúm phổ biến, trong đó hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria); vắc xin cúm tam giá sản xuất tại Việt Nam Ivacflu-S, chỉ định chủng ngừa cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin phòng cúm có thể tiêm được trong thai kỳ;
  • Vắc xin chứa thành phần bạch hầu, ho gà (có thể tiêm trong thai kỳ): Adacel (Canada), Boostrix (Bỉ), Td (Việt Nam).
  • Vắc xin phòng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu khuẩn: Bexsero (Ý) phòng não mô cầu nhóm B, Mengoc-BC (Cuba) phòng não mô cầu nhóm B và C, Menactra (Mỹ) phòng não mô cầu nhóm ACYW-135;
  • Vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella: MMR-II (Mỹ), Priorix (Bỉ); MMR (Ấn Độ);
  • Vắc xin phòng sởi đơn: MVVac (Việt Nam);
  • Vắc xin phòng thủy đậu: Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ);
  • Vắc xin phòng HPV: Gardasil 9 và Gardasil.

Bên cạnh tiêm phòng vắc xin, bố mẹ cần thực hiện một số phương pháp phòng ngừa hỗ trợ khác bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng, chất khử khuẩn và nước sạch trong ít nhất 20 giây;
  • Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi nhiễm RSV;
  • Tránh để trẻ sờ tay lên mắt, mũi, miệng hoặc ngậm tay;
  • Đeo khẩu trang khi đưa trẻ di chuyển đến nơi đông người, nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí;
  • Vệ sinh thường xuyên các bề mặt trẻ hay chạm vào;
  • Sử dụng máy lọc không khí trong phòng.

Các câu hỏi thường gặp về virus RSV ở trẻ sơ sinh

1. Virus RSV ở trẻ sơ sinh có lây không? Lây như thế nào?

RSV ở trẻ sơ sinh có khả năng lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Thực chất, RSV là virus rất dễ lây truyền thông qua các giọt bắn vào không khí khi ho, hắt hơi hoặc vô tình chạm vào bề mặt có chứa virus (RSV có khả năng sống ở môi trường bên ngoài trong nhiều giờ), hoặc người lớn cũng có thể lây nhiễm virus qua tiếp xúc trực tiếp như hôn vào mặt trẻ đang bị nhiễm RSV.

Theo nghiên cứu, người bị nhiễm RSV có thể lây truyền virus trong vòng 3 – 8 ngày sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và một số người có hệ miễn dịch yếu, thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vòng 4 tuần, ngay cả khi không còn biểu hiện triệu chứng.

2. Virus RSV có nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh?

RSV có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh tim bẩm sinh, trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, trẻ bị xơ nang nặng, trẻ bị rối loạn thần kinh cơ.

Theo thống kê, cứ 100 trẻ dưới 6 tháng tuổi thì có 2 – 3 trẻ phải nhập viện vì nhiễm RSV mỗi năm. Những trẻ phải nhập viện có thể cần oxy, truyền tĩnh mạch (nếu trẻ không ăn uống, thậm chí phải hỗ trợ thở máy.

Có thể thấy, nhận biết dấu hiệu nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh từ sớm để đưa ra cách xử trí phù hợp giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh tình chuyển biến xấu, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ. Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm, dễ tổn thương khi RSV xâm nhập. Phụ huynh cần lưu ý theo dõi thể trạng trẻ thật sát sao để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Có thể thấy, nhận biết dấu hiệu nhiễm virus RSV ở trẻ sơ sinh từ sớm để đưa ra cách xử trí phù hợp giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh tình chuyển biến xấu, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ. Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm, dễ tổn thương khi RSV xâm nhập. Phụ huynh cần lưu ý theo dõi thể trạng trẻ thật sát sao để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bài viết cùng danh mục

Ai được tăng lương hưu 15% trong năm 2025?

Ai được tăng lương hưu 15% trong năm 2025?

Bạn đọc Tú Anh hỏi: Mức tăng lương hưu 15% trong năm 2025 sẽ tiếp tục áp dụng cho cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước và sau 1995 đúng không?

03/04/2025 09:12

Bài viết mới