Tin tức đời sống 21/02/2025 15:10

Trung Quốc phát hiện virus mới ở dơi có thể lây sang người giống Covid-19

Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy một loại virus corona mới ở dơi có khả năng lây nhiễm sang người, do nó sử dụng cùng thụ thể ACE2 như virus gây ra đại dịch Covid-19.

Ngày 21/02/2025, Tuổi trẻ có bài đăng "TQ phát hiện virus mới ở dơi có thể lây sang người giống Covid-19". Nội dung chính như sau: 

Nghiên cứu này do Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ), nhà virus học hàng đầu Trung Quốc, dẫn đầu. Bà Shi, thường được gọi là "người dơi", nổi tiếng với các nghiên cứu về virút corona trên dơi tại Viện virus học Vũ Hán. Công trình này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Quảng Châu, phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Quảng Châu, Đại học Vũ Hán và Viện virút học Vũ Hán.

Loại virus mới thuộc một nhánh của chủng HKU5, lần đầu tiên được phát hiện trên dơi Nhật Bản ở Hong Kong (Trung Quốc). virút này thuộc nhóm Merbecovirus, trong đó có virus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Điều đáng chú ý là virus này có khả năng gắn kết với thụ thể ACE2, cơ chế tương tự như SARS-CoV-2, virus gây ra đại dịch Covid-19. Trong bài báo công bố trên tạp chí khoa học Cell, nhóm nghiên cứu viết: "Chúng tôi đã phát hiện và phân lập một dòng virus HKU5-CoV mới (dòng 2), có thể sử dụng không chỉ thụ thể ACE2 của dơi mà còn của con người và nhiều loài động vật có vú khác".

Khi virus được phân lập từ mẫu dơi, nó có thể xâm nhập vào tế bào người cũng như các mô nhân tạo mô phỏng cơ quan hô hấp và đường ruột. "Virus Merbecovirus từ dơi có nguy cơ cao lây nhiễm sang người, thông qua con đường truyền trực tiếp hoặc thông qua vật chủ trung gian", báo cáo cho biết.

Virus HKU5-CoV-2 không chỉ có khả năng bám vào thụ thể ACE2 của con người mà còn ở nhiều loài động vật khác, tạo ra nguy cơ lây lan sang người thông qua các vật chủ trung gian.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết virus có nguy cơ gây dịch nhưng chưa đáng lo ngại. virút thuộc nhóm Merbecovirus gồm bốn loài riêng biệt: virus MERS, hai loại virus tìm thấy trên dơi và một loại virus tìm thấy trên nhím.

Do nguy cơ gây dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa nhóm virus này vào danh sách mầm bệnh mới cần theo dõi trong công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác gần đây do Đại học Washington, Seattle (Mỹ) và Đại học Vũ Hán thực hiện lại cho thấy virus HKU5 tuy có thể bám vào thụ thể ACE2 của dơi và động vật có vú nhưng không có khả năng bám kết hiệu quả trên người.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Scmp

Đáp lại, nhóm nghiên cứu của Shi Zhengli cho rằng virus HKU5-CoV-2 có mức độ thích nghi với ACE2 của người cao hơn so với phiên bản trước đó (dòng 1), đồng thời có thể lây nhiễm giữa nhiều loài khác nhau.

Dù vậy, các nhà khoa học vẫn nhấn mạnh rằng hiệu quả lây nhiễm của virus này thấp hơn đáng kể so với Covid-19 và không nên phóng đại nguy cơ lây lan sang người.

Phát hiện mới của Shi Zhengli tiếp tục làm dấy lên cuộc tranh luận về nguồn gốc của Covid-19. Viện virus học Vũ Hán, nơi bà Shi từng làm việc, đã bị đặt vào trung tâm của các giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm, dù đến nay chưa có bằng chứng kết luận về nguồn gốc thực sự của virus SARS-CoV-2. Một số nghiên cứu cho rằng virus có thể đã xuất phát từ dơi và lây sang người qua một vật chủ trung gian.

Bà Shi Zhengli đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng phòng thí nghiệm của bà liên quan đến sự bùng phát đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, phát hiện về một loại virus mới có khả năng xâm nhập tế bào người theo cách tương tự Covid-19 càng làm gia tăng sự quan tâm của giới khoa học và cộng đồng quốc tế đối với các nghiên cứu virus học tại Trung Quốc.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin, trong bối cảnh mùa lễ hội sắp tới, Bộ Y tế đã có kế hoạch phòng chống dịch bệnh đầu năm, mùa đông-xuân; gửi về các địa phương để có sự chủ động trong công tác phòng chống dịch.

Gần Tết, nhu cầu giao lưu đi lại của người dân rất lớn, dễ làm lây lan dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu. Ảnh: TTXVN

Không phải là virus mới, nhưng dễ lây lan

Dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người HMPV đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Hiện đã có Ấn Độ, Kazakhstan công bố ghi nhận các ca nhiễm virus này. Đáng lo ngại là dịch bệnh do virus HMPV được nhận định là lây lan nhanh, với triệu chứng tương tự như cúm, COVID-19, nguy cơ có thể gây ra một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngay sau khi có thông tin về dịch bệnh này, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (tại Việt Nam và khu vực Châu Á Thái Bình Dương) và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc).

Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy, tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội.

Về loại virus này tại Việt Nam, theo thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, virus HMPV không phải là virus mới. Đây từng là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em, đã được ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, nhưng chiếm tỷ lệ thấp (12.5% ở trẻ em) so với các tác nhân khác như: Rhinovirus (44,6%) hay virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), hay cúm A (25%).

Virus HMPV từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024. Trong đợt bùng phát các bệnh viêm đường hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP Hồ Chí Minh, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân virus thường gặp, trong đó tác nhân do virus HMPV cũng được phát hiện, với tỷ lệ 15%.

Các hoạt động đáp ứng ngăn dịch xâm nhập

Đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết: Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.

Cục sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra tâm lý hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, cũng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh; nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay, với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.

Trước đó, ngày 16/12/2024, Cục Y tế dự phòng đã có công văn số 1432/DP-DT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố để chủ động công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân.

Theo các chuyên gia, để ngăn dịch bệnh xâm nhập, cần tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Về việc chủ động giám sát các bệnh xâm nhập từ nước ngoài, TS. Trần Đại Quang, Phó phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “Đối với các dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân, hoặc có nguy cơ xâm nhập từ nước ngoài; Bộ Y tế luôn có 2 kênh theo dõi: Thông qua các mạng lưới đầu mối thực hiện điều lệ y tế quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi có bất kỳ thông tin nào liên quan đến dịch bệnh, chúng ta sẽ nhận được thông tin ngay; và theo dõi qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, giám sát dựa vào sự kiện để bám sát ngay từ các thông tin ban đầu, kể cả tin đồn”.

Theo TS. Trần Đại Quang, với các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xảy ra, Bộ Y tế vẫn đang theo dõi, giám sát thường xuyên. Khi có bất kỳ diễn biến mới nào, đặc biệt có nguy cơ xâm nhập, ngành Y tế sẽ kích hoạt hệ thống kiểm dịch y tế, sẽ có các biện pháp kiểm soát ngay tại cửa khẩu, kiểm soát trước khi các hành khách nhập cảnh vào nội địa. Điều này giúp Việt Nam luôn chủ động trước các dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập vào trong nước.

Trong bối cảnh mùa lễ hội sắp tới, Bộ Y tế đã có kế hoạch phòng chống dịch bệnh đầu năm, mùa đông-xuân; gửi về các địa phương để có sự chủ động trong công tác phòng chống dịch.

Giai đoạn hiện nay, khí hậu lạnh, dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây lan qua đường hô hấp; Bộ Y tế đã có các kế hoạch chủ yếu tập trung giám sát các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các ca bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp… Không chỉ riêng ngành Y tế, trong phòng chống dịch, cần sự phối hợp của các ngành khác thường xuyên như: Ngành Nông nghiệp thông tin về các ổ dịch trên gia cầm, động vật; tại các cửa khẩu, các chợ gia cầm… để có thông tin sớm, có sự chủ động; Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp trong kiểm soát lây lan dịch bệnh trong trường học…

Theo đó, người dân cũng cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng bệnh; thường xuyên cập nhật các khuyến cáo từ Bộ Y tế để nếu có các dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, cần kịp thời có thông báo với ngành y tế để có biện pháp xử lý, tránh lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, để các biện pháp phòng bệnh đi vào cộng đồng, dễ nhớ, dễ làm cần nâng cao công tác truyền thông, cập nhật các hướng dẫn để truyền tải đến người dân.

Bài viết cùng danh mục

Người phụ nữ bỗng mọc hoa mai giữa trán

Người phụ nữ bỗng mọc hoa mai giữa trán

Cách đây 7-8 năm, cô Trần Thị Ngọc Trọng (Tân Uyên, Bình Dương) đang rán cá thì vô tình bị mắt cá bắn lên trán, cô được người cháu gỡ ra và khiến vị trí đó bị thương. Tưởng rằng một thời gia

22/02/2025 11:07

Bài viết mới