Trong năm 2025, những người có năm sinh sau lưu ý đổi thẻ Căn cước để kẻo bị ph:ạt
Ngày 11/01/2025 Đời sống và Pháp luật đưa tin "Trong năm 2025, những người có năm sinh sau lưu ý đổi thẻ Căn cước để kẻo bị phạt" với nội dung chính như sau:
Theo Luật Căn cước, trong năm 2025 những công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi phải đổi thẻ căn cước. Làm căn cước cho con có tên nước ngoài được không? Thẻ căn cước tích hợp ADN thế nào? 'Đi massage phải điền số căn cước công dân': Công an TP Huế nói gì?
Theo Điều 21 Luật Căn cước, công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Trường hợp thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước theo quy định có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Áp dụng quy định trên vào thực tế, năm 2025 những công dân sinh vào các năm 2011, 2000, 1985 và 1965 đã lần lượt đủ 14 tuổi, 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Tuy nhiên, từ 1/7/2024 mới bắt đầu thực hiện quy định cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi.
Ảnh minh hoạ
Do vậy, với những người sinh năm 2011:
- Nếu đã thực hiện cấp căn cước vào năm 2024 thì năm 2025 không phải thực hiện cấp đổi mà tiếp tục sử dụng đến năm đủ 25 tuổi.
- Trường hợp chưa làm thủ tục cấp căn cước vào năm 2024 thì năm 2025 sẽ thực hiện thủ tục cấp mới.
Đối với những người sinh 2000, 1985: Trường hợp đã đổi thẻ CCCD từ năm 2023 thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ này cho tới độ tuổi cần đổi thẻ tiếp theo và không cần phải đổi sang thẻ căn cước. Nếu không thuộc trường hợp này thì bắt buộc trong năm 2025 phải đổi thẻ căn cước.
Đối với những người sinh năm 1965: Trường hợp đã đổi thẻ CCCD mới từ năm 2023 sẽ được sử dụng thẻ đó cho đến khi qua đời mà không bắt buộc phải đổi thẻ căn cước. Nếu không thuộc trường hợp này thì bắt buộc trong năm 2025 phải đổi thẻ căn cước.
Bên cạnh đó, theo Điều 46 Luật Căn cước có quy định CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31-12-2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31-12-2024. Điều này đồng nghĩa với việc CMND sẽ bị khai tử kể từ ngày 1/1/2025.
Do đó, những công dân vẫn còn đang sử dụng CMND cũng bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước để sử dụng từ ngày 1/1/2025.
Dùng Căn cước công dân hết hạn có bị phạt không?
Bên cạnh thắc mắc Căn cước công dân có thời hạn bao lâu, rất nhiều người dân còn lo lắng đến việc sử dụng thẻ Căn cước công dân hết hạn sẽ bị phạt.
Theo quy định của pháp luật, sử dụng Căn cước công dân hết hạn bị coi là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ Căn cước công dân. Do đó, người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
....
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Như vậy, khi dùng Căn cước công dân hết hạn, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
Bất tiện trong giao dịch và sinh hoạt hàng ngày nếu không đổi thẻ căn cước
+ Không thể sử dụng VNeID để đi máy bay
VNeID (tài khoản định danh điện tử) được coi là giấy tờ thay thế thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp cần chứng minh danh tính. Tuy nhiên, khi thẻ Căn cước hết hạn, tài khoản VNeID cũng sẽ hết hiệu lực.
Điều này đồng nghĩa với việc công dân không thể sử dụng VNeID để làm thủ tục bay mà cần phải sử dụng các giấy tờ thay thế như hộ chiếu hoặc giấy tờ tạm trú.
+ Tạm dừng giao dịch ngân hàng
Căn cứ vào Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 52/2024 của Chính phủ, khi giấy tờ tùy thân hết hạn, các ngân hàng sẽ tạm dừng giao dịch rút tiền hoặc thanh toán trên tài khoản của khách hàng.
Do đó, nếu thẻ Căn cước công dân hết hạn mà không được đổi mới, công dân sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch tài chính.
Ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng về việc hết hạn giấy tờ tùy thân và yêu cầu cập nhật thông tin trong vòng ít nhất 30 ngày trước khi thẻ hết hạn.
Ngày 09/01/2025 Ngôi Sao đưa tin "Từ nay tới 1/7/2025: Người dân không đi đổi CCCD sang Căn Cước sẽ bị phạt tới 4 triệu đồng?" với nội dung:
Căn cước là gì?
Căn cước là loại giấy tờ tùy thân như CCCD gắn chip, CCCD hay CMND đều là những giấy tờ tùy thân được Bộ Công an cấp cho công dân Việt Nam. Trên căn cước có ghi đầy đủ những thông tin cá nhân quan trọng của một con người như họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nhận dạng... Chính vì vậy, đây là loại giấy tờ vô cùng quan trọng không nên để lộ cho người khác kẻo dễ bị kẻ gian lợi dụng đánh cắp thông tin làm việc phi pháp. Theo quy định, có những trường hợp này bắt buộc phải đi đổi từ CCCD gắn chip sang căn cước mới trong năm 2025.
Từ nay tới 1/7/2025 người dân không đi đổi CCCD sang căn cước bị xử phạt 4 triệu đúng không? (Ảnh minh hoạ)
Những người phải đổi thẻ CCCD sang căn cước mới trong năm 2025
Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Chính vì vậy, trong năm 2025, người sinh năm 2000, 1985 và 1965 bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân mới để không bị phạt.
Nếu căn cước công dân được cấp trong vòng 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Trong trường hợp công dân đi làm căn cước công dân khi đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời. Tức là công dân được sử dụng cho đến khi mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ thêm lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…
Mức phạt khi không đổi căn cước công dân hết hạn
Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014, kể từ năm 2022, việc không đổi căn cước công dân khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
Trường hợp cần đi đổi căn cước công dân gắn chip sang căn cước nếu không bị phạt. (Ảnh minh hoạ)
Lệ phí cấp, đổi thẻ căn cước công dân gắn chip
Theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, mức phí cấp thẻ căn cước công dân gắn chip được quy định như sau:
Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ.
Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, đổi thẻ căn cước công dân gắn chip khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân thì người dân không phải nộp lệ phí. Nếu sai sót do lỗi của người dân thì lệ phí đổi thẻ căn cước công dân gắn chip theo quy định là 50.000 đồng/thẻ.
Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất thẻ căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ.
Lưu ý khi sử dụng căn cước công dân gắn chip
Như vậy, không phải tất cả người dân bắt buộc phải đi đổi từ CCCD gắn chip sang căn cước mới. Đồng thời, thông tin người dân không đi đổi CCCD gắn chip sang căn cước mới sẽ bị xử phạt 4 triệu đồng chỉ là thông tin lan truyền thất thiệt. Người dân, khi CCCD gắn chip còn hạn sử dụng, không có sự sai sót thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng không lo bị xử phạt.