2 khung giờ lái xe phải lưu ý việc bật đèn, bấm còi. Ai không biết là thiệt
Ngày 29/08/2024 VTC News đưa tin "Lái xe trên đường phải đặc biệt lưu ý 2 khung giờ này" với nội dung chính như sau:
Khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 2025, có hai khung giờ trong ngày lái xe cần phải lưu ý.
Từ 18h hôm trước đến 6h hôm sau
Theo khoản 1 Điều 20 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, đây là khung giờ người lái xe, người điều khiển xe máy khi đi trên đường phải bật đèn chiếu sáng phía trước. Đồng thời, khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn thì người lái xe bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không giới hạn trong khung giờ nào.
Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 27 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, xe cơ giới phải bật đèn khi đi trong hầm.
Đồng thời, theo điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe sẽ bị phạt nếu không bật đèn hoặc bật nhưng đèn không đủ ánh sáng từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.
Từ năm 2025, có hai khung giờ mà lái xe cần lưu ý để không bị xử phạt. (Ảnh minh họa).
Cụ thể, mức phạt nếu vi phạm như sau:
Với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (theo điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Với ô tô: Phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng theo điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nếu vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước bằng lái xe 2 - 4 tháng.
Như vậy, có thể thấy, luật mới đã quy định cụ thể và dành riêng Điều 20 cho quy định sử dụng đèn. Đồng thời, các trường hợp phải tắt đèn chiếu xa và sử dụng đèn chiếu gần cũng được quy định gồm:
Khi gặp người đi bộ qua đường
Khi đi trên đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động
Khi gặp xe đi ngược chiều trừ có dải phân cách chống chói
Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau
Từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau
Đây là khung giờ người lái xe không được sử dụng còi trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám chữa bệnh trừ xe ưu tiên theo khoản 2 Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể:
Điều 21. Sử dụng tín hiệu còi
Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
Đây cũng là quy định được quy định hiện nay tại khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm:
Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22h đến 5h, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của luật này.
Đồng thời, Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông cũng quy định các trường hợp được sử dụng còi khi tham gia giao thông gồm:
Báo hiệu xuất hiện tình huống mất an toàn giao thông
Báo hiệu chuẩn bị vượt xe
Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc bấm còi thuộc các trường hợp bị cấm ở trên sẽ bị phạt tiền như sau:
Với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và bị tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn.
Với xe máy: Bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng theo điểm n khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và bị tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông do hành vi sử dụng còi xe không đúng quy định ở trên.
Như vậy, trên đây là 2 khung giờ tài xế cần đặc biệt lưu ý để không vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ngày 9/12/2024 Tiền Phong đưa tin "2 khung giờ lái xe phải lưu ý việc bật đèn, bấm còi" với nội dung chính:
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, đối với khoảng thời gian từ 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi đi trên đường phải bật đèn chiếu sáng phía trước. Đối với trường hợp có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn thì người lái xe bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không giới hạn trong khung giờ nào.
Nếu xe máy vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Nếu là ô tô sẽ bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng. Nếu vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước bằng lái xe từ 2 - 4 tháng (căn cứ Nghị định 100/2019 của Chính phủ).
Từ 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi đi trên đường phải bật đèn chiếu sáng phía trước
(ảnh minh họa: Thanh Hà).
Trước đó, theo quy định cũ tại Điều 27 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, xe cơ giới phải bật đèn khi đi trong hầm. Ngoài ra, điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người lái xe sẽ bị phạt nếu không bật đèn hoặc bật đèn không đủ ánh sáng từ 19h ngày hôm trước đến 05h ngày hôm sau; hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.
Trao đổi với PV Tiền Phong, luật sư Hoàng Tuấn Vũ - đoàn Luật sư TP Hà Nội - nhận định, luật mới đã quy định cụ thể và dành riêng 1 Điều 20 cho quy định sử dụng đèn. Các trường hợp phải tắt đèn chiếu xa và sử dụng đèn chiếu gần cũng được quy định gồm: Khi gặp người đi bộ qua đường; Khi đi trên đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động; Khi gặp xe đi ngược chiều trừ có dải phân cách chống chói; Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
Cũng theo luật mới, khi lái xe trong khung giờ từ 22h hôm trước đến 5h ngày hôm sau, người lái xe không được sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám chữa bệnh trừ xe ưu tiên (theo khoản 2 Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ).
Lái xe có thể bị tước bằng 2 - 4 tháng và bị xử phạt hành chính nếu bấm còi sai quy định trong khu đông dân cư từ 22h hôm trước đến 05h ngày hôm sau.
Ảnh: Lộc Liên.
Nếu vi phạm quy định về việc bấm còi, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, ô tô sẽ bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn; xe máy bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu gây ra tai nạn do hành vi sử dụng còi xe không đúng quy định ở trên.
Các trường hợp được sử dụng còi khi tham gia giao thông theo luật mới gồm: Báo hiệu xuất hiện tình huống mất an toàn giao thông; báo hiệu chuẩn bị vượt xe.