Tin tức đời sống 21/05/2025 10:00

Hơn 78.223 sản phẩm mỹ phẩm, thiết bị điện tử,... gi:ả bị phát hiện

Ngày 20/05/2025 báo Đời sống & Pháp luật đưa tin "Hơn 78.223 sản phẩm mỹ phẩm, thiết bị điện tử,... giả bị phát hiện ở Thái Lan: Đường dây khủng do 2 nghi phạm Trung Quốc cầm đầu" nội dung chính như sau:
Cơ quan chức năng Thái Lan vừa triệt phá kho hàng chứa hơn 78.000 sản phẩm giả mạo thương hiệu tại tỉnh Samut Sakhon, bắt giữ hai nghi phạm người Trung Quốc và thu giữ tang vật trị giá hơn 52 triệu baht. Những vụ bê bối sữa giả gây ám ảnh suốt 7 thập kỷ: Hàng loạt trẻ tử vong, ảnh hưởng trí tuệ, các giám đốc lĩnh án tử hình Australia cảnh báo ma túy cực mạnh có trong thuốc giảm đau giả

Mới đây, Cục Điều tra Trung ương Thái Lan (CIB), phối hợp với Cục Chống tội phạm kinh tế (Econ Crime Suppression Division - ECD), Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Thương mại, cùng đại diện các thương hiệu chính hãng, đã tiến hành đột kích một kho chứa hàng lớn tại Tambon Phanthai Norasing, huyện Mueang, tỉnh Samut Sakhon, thu giữ hơn 78.223 sản phẩm giả mạo thương hiệu với tổng giá trị thiệt hại ước tính hơn 52 triệu baht (khoảng 40 tỷ đồng).

Hàng loạt mỹ phẩm được làm giả

Hai nghi phạm bị bắt giữ tại hiện trường gồm: Jiaxian (quốc tịch Trung Quốc, 27 tuổi) và Hang (quốc tịch Trung Quốc, 19 tuổi). Cả hai bị bắt tại khu vực Phanthai Norasing, huyện Mueang, tỉnh Samut Sakhon. Hai đối tượng đã bị khởi tố với tội danh: Tàng trữ sản phẩm mang nhãn hiệu giả mạo, vi phạm Luật Nhãn hiệu Thương mại Thái Lan và Sử dụng tên, hình ảnh, biểu tượng hoặc thông tin thương mại của bên khác để gây nhầm lẫn với hàng thật, theo Bộ luật Hình sự Thái Lan, Điều 272.

Các tang vật bị thu giữ bao gồm:

Kho chứa số lượng hàng lớn

Ngoài ra, cảnh sát còn thu giữ hơn 12 thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính để phục vụ điều tra đường dây buôn lậu và truy vết tài khoản ngân hàng của các bên liên quan.

Cục Điều tra Trung ương Thái Lan cho biết, chiến dịch lần này là kết quả của quá trình điều tra kéo dài, phát hiện một mạng lưới tội phạm có sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư người Trung Quốc, lợi dụng các kho bãi vùng ven thành phố để che giấu hoạt động bất hợp pháp. Họ thuê người Thái đóng gói và phân phối hàng hóa đi khắp cả nước.

Qua lệnh khám xét từ Tòa án tỉnh Samut Sakhon, lực lượng chức năng đã ập vào kho hàng và phát hiện số lượng lớn sản phẩm giả mạo được cất giấu trong nhà dân và kho chứa. Các đại diện thương hiệu và cơ quan sở hữu trí tuệ xác nhận đây là hàng giả theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát Thái Lan nhấn mạnh, các sản phẩm giả - đặc biệt là trong nhóm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - đang trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng, khi nhiều mặt hàng bị phát hiện chứa chất độc hại như thủy ngân, hydroquinone và steroid. Việc sử dụng lâu dài có thể gây tổn thương da, rối loạn chức năng nội tạng, và gây ra hậu quả lâu dài cho sức khỏe.

Về mặt kinh tế, hàng giả làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của các thương hiệu chính hãng, gây mất niềm tin người tiêu dùng, ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức tội phạm đứng sau mạng lưới này thường là các băng nhóm xuyên quốc gia, có khả năng xâm nhập và lợi dụng lỗ hổng pháp lý của hệ thống kinh tế Thái Lan.

Cục Điều tra Trung ương cam kết sẽ tiếp tục mạnh tay xử lý các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, đồng thời kêu gọi người dân nếu phát hiện các sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hãy báo tin cho cơ quan chức năng, góp phần ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế quốc gia.

Cùng ngày, báo Tuổi Trẻ đưa tin "Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả" nội dung chính như sau:

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang làm việc với bị can Nguyễn Văn Khánh - Ảnh: Công an tỉnh Bắc Giang

Ngày 20-5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi, trú Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang, về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 192 Bộ luật Hình sự.

2.500 sản phẩm mỹ phẩm giả được thu giữ

Việc khởi tố, tạm giam bị can đã được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Lạng Giang phê chuẩn. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án theo quy định.

Theo cơ quan công an, Nguyễn Văn Khánh là chủ cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả ở Đại Lâm, Lạng Giang, vừa bị Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Giang, Công an xã Đại Lâm và Đội quản lý thị trường số 4 Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang triệt phá vào ngày 7-5 vừa qua.

Qua điều tra, tổ công tác thu giữ 13 loại mỹ phẩm khác nhau. Tổng số lượng gần 2.500 sản phẩm như kem tẩy trang, kem dưỡng da, serum trị mụn, lăn khử mùi, xịt khử mùi… Khoảng 104.000 chiếc tem chống hàng giả nhãn mác các loại, gần 10.000 chai lọ cũng như hàng triệu vỏ bao bì các loại.

Nhà của Khánh còn có 300kg nguyên liệu là phèn chua, dung dịch pha chế, máy co màng băng chuyền, máy dập ngày tháng…

Theo Công an tỉnh Bắc Giang, trước đó Phòng cảnh sát kinh tế phát hiện các tài khoản Shopee như Bn Store 2024, Bibo Comestics, Nhungnguyen010798, Vliwwfo6-r và các tài khoản TikTok như Sare Comesticc, Coca Beauty quảng cáo, rao bán các loại mỹ phẩm nghi là giả. Trong đó có nhiều mỹ phẩm phổ biến như khử mùi cơ thể, serum trị mụn, trắng da…

Sau đó lực lượng cảnh sát khoanh vùng, xác định Nguyễn Văn Khánh có sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả tại nhà.

Trước đó cuối năm 2024, Nguyễn Văn Khánh nhận thấy nhiều người có nhu cầu về mỹ phẩm nên quyết định sản xuất hàng giả để bán kiếm lời.

Đầu tiên, Khánh lên mạng tìm hiểu một số loại mỹ phẩm khử mùi cơ thể, serum trị mụn, trắng da được thị trường ưa thích rồi đặt in tem nhãn, bao bì giả.

Sau đó Khánh mua nhiều máy móc, nguyên liệu, công cụ, vỏ chai lọ để sản xuất tại nhà, rồi bán đi toàn quốc. Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm chủ yếu là dung dịch, hương liệu pha chế không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc bột phèn chua.

Mỹ phẩm bán ra sẽ được rao bán trên các sàn như Shopee, TikTok. Khi có người mua, hàng sẽ chuyển qua dịch vụ giao hàng ship COD. Cuối năm 2024 đến nay, Khánh đã bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng khắp cả nước, doanh thu trên 6 tỉ đồng.

Theo Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm đến nay lực lượng công an đã khởi tố 6 vụ án về sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật.

Cơ quan công an khuyến cáo người tiêu dùng cần lựa chọn cơ sở kinh doanh uy tín, chất lượng và hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ, tem mác rõ ràng. Người mua cần cảnh giác với các sản phẩm hàng hóa bán tràn lan trên không gian mạng.

Người phát hiện trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng có thể phản ánh đến Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Giang tại lô Q5, đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) hoặc số điện thoại 069.2589.177

Phú Yên xử lý tiêu hủy 1.000kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Phú Yên vừa phát hiện và tiêu hủy 1.000kg thực phẩm (chả cây chay) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ngày 20-5, Cục Quản lý thị trường Phú Yên cho hay Đội quản lý thị trường số 1 đã xử phạt ông V.Đ.T. (trú xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, Hải Dương) 17 triệu đồng và buộc tiêu hủy 1.000kg chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đội quản lý thị trường số 1 phát hiện 1.000kg chả cây chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ - Ảnh: Cục Quản lý thị trường Phú Yên cung cấp

Theo đó ngày 18-5, Đội quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Phú Yên tiến hành dừng và kiểm tra xe tải mang biển kiểm soát 36H-042.11 do ông V.Đ.T. điều khiển, đồng thời là người trực tiếp quản lý hàng hóa trên xe.

Kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phương tiện đang vận chuyển 1.000kg thực phẩm (chả cây chay) không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Số hàng hóa nêu trên được đóng trong 25 thùng xốp (mỗi thùng 40kg). Tại thời điểm kiểm tra, hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Đội quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt đối với ông V.Đ.T. 17 triệu đồng, sau đó tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm dưới sự chứng kiến của lực lượng chức năng và người vi phạm.

Tiến hành tiêu hủy số hàng hóa vi phạm dưới sự chứng kiến của lực lượng chức năng và người vi phạm - Ảnh: Cục Quản lý thị trường Phú Yên cung cấp

Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Phú Yên sẽ chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm theo quy định nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

TP.HCM sẽ triển khai 2 đợt kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng

Mới đây, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành kế hoạch triển khai đợt cao điểm chống thuốc, thực phẩm chức năng giả, nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn TP.

Trong đợt này sẽ triển khai có trọng tâm, trọng điểm các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm chức năng (bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học).

Đặc biệt là nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của thuốc, thực phẩm chức năng tại các cơ sở kinh doanh dược tập trung khu vực trọng điểm.

Theo đó, từ tháng 5-2025 đến tháng 12-2025 Sở Y tế sẽ triển khai 2 đợt kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng. Đợt 1 kéo dài đến ngày 10-6, đợt 2 là từ ngày 15-6 đến ngày 15-12.

Các cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh dinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng trên địa bàn sẽ được Sở Y tế kiểm tra hồ sơ pháp lý, sổ sách, chứng từ và tài liệu liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ; quản lý giá, quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng…

Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở kinh doanh dược, các cá nhân tổ chức có đơn thư phản ánh, phỏng vấn trực tiếp nhân sự…

Sở Y tế sẽ phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật hiện hành đồng thời đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh bất cập, tồn tại trong công tác quản lý.

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Sở Y tế TP.HCM cho hay, trong năm 2024, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc, 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu và ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.


Bài viết cùng danh mục

Bài viết mới