Tại sao người Việt xưa trồng cây trước nhà kiểu “trước cau sau chuối? Hóa ra đó là trí là tuệ uyên thâm
Những ngôi nhà Việt xưa mà khang trang thường là có hàng cau cao vút trước nhà, dây trầu quấn quanh thân cau, có bể nước mưa trong vắt, có bụi chuối sau nhà. Đó không chỉ là một bức tranh thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa thiết thực về phong thủy và công dụng trong việc tận dụng thiên nhiên và sống hài hòa với thiên nhiên. Càng tìm hiểu kỹ lý do về việc trước cau sau chuối càng thấy ông bà ta trí tuệ cao thâm, cách sống hài hòa với thiên nhiên, dùng thiên nhiên để hỗ trợ con người.
Ý nghĩa của việc trước cau sau chuối
Trước cau sau chuối là việc trồng cau phía mặt trước nhà, trồng chuối sau lưng nhà. Thường quy luật này không có đảo chiều.
Những cây cau có đặc điểm thân tròn có nhiều đốt, mọc cao và ngay thẳng, lá ở tít trên cao phần ngọn. Dáng cây cau rất cao, cao hơn chuối nhiều, và có thể cao tới chục mét lại là những cây cần ánh sáng. Thế nên trồng cau ở phía trước nhà hướng Nam, cau sẽ hấp thụ ánh sáng mạnh của hướng Tây, thanh lọc bớt khí nóng, lại đón được ánh nắng buổi sớm ban mai mà không bị che chắn của hướng Đông để lấy gió mát vào nhà.
Trước cau sau chuối không chỉ là thẩm mỹ mà còn là phong thủy
Cây cau lại rất cao nên sẽ không chắn khí chắn sáng vào ngôi nhà, cũng không chặn mất gió mát hướng nam vào nhà. Cau cũng không che khuất ngôi nhà nhưng cũng không làm lộ thiên toàn bộ ngôi nhà. Thế nên trồng cây cau trước nhà như một hàng rào danh dự trấn giữ, che chở bảo vệ cho ngôi nhà của bạn. Cau lại rất ít rụng lá nên không gây bẩn trước nhà. Hoa cau lại rất thơm mang lại không gian thanh mát, trừ tà khí. Và vẻ đẹp của cau trước nhà lại còn rất tinh tế ý nhị, rất Việt Nam.
Còn cây chuối đặc trưng thân to, thấp, lá to xòe rộng tỏa xuống tận gốc. Nên tổng thể bụi chuối trông rất lù lù to thô, và có thể chắn gió chắn sáng. Cây chuối là loại cây có thể đẻ mầm rất nhanh, sống khỏe, tạo thành khóm, bụi nên mang nét vững chắc, có tác dụng che chắn khí lạnh từ phương Bắc và Đông Bắc thổi tới để giữ ấm cho ngôi nhà. Chuối lại là cây dễ chảy nhựa khi ong côn trùng cắn, và cây chuối cũng dễ bị thối gốc sau mỗi đợt chặt bỏ thân trên. Mỗi lần chuối ra buồng, thu hoạch xong cũng phải chặt gốc. Thế nên trồng chuối trước nhà sẽ không đẹp mắt không quang quẻ mà chắn gió trông bí rị. Trồng chuối sau nhà để lấy quả và để chắn gió rét rất hợp lý.
Với đặc trưng như thế này mà mang chuối đảo ngược về trước nhà thì làm cho ngôi nhà xấu xí, người ta đi qua chỉ thấy chuối không thấy nhà, thậm chí nhà còn bị tối. Nếu mang cau ra sau nhà thì người ta chỉ thấy ngọn cau không còn thấy vẻ đẹp thân cau, thật lãng phí.
Hơn nữa phong thủy xem cây cau dương khí mạnh, cây chuối là âm nên cây dương trồng trước nhà, cây âm sau nhà sẽ hợp lý.
Thế nên người xưa trồng cây lại đặt trước cau sau chuối là cả một triết lý thâm sâu, đảm bảo cả về thẩm mỹ vừa về phong thủy, lại lợi ích cho người sống trong nhà. Nếu đảo ngược lại thì cây cau cũng có thể đứng sau nhà nhưng không có tác dụng chắn gió như chuối, còn cây chuối thì không nên trồng trước nhà vì chúng có thể làm tối không gian sống, và có thể gây mùi khó chịu mỗi khi gốc chuối bị thối.
Ngày nay có nhiều người trồng cau cảnh thay cau truyền thống