Tin tức đời sống 24/05/2025 15:37

Tìm ra nguyên nhân bất ngờ vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị đ:ột qu:ỵ

Trong bối cảnh tỷ lệ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở nhóm tuổi 15 - 39 trên toàn cầu tăng lên một cách đáng lo ngại, hàng loạt nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân.
Ngày 24/05/2025 báo Thanh Niên đưa tin "Tìm ra nguyên nhân bất ngờ vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ" nội dung chính như sau:

Trong nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí eJHaem, các nhà khoa học đã tìm ra một nguyên nhân bất ngờ nhưng quan trọng làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở người trẻ.

Thiếu máu cục bộ là dạng thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu. Tình trạng này xảy ra do cơ thể thiếu sắt, tức không có đủ lượng sắt dự trữ để hỗ trợ sản xuất hồng cầu.

Ngoài ra, hiện nay ước tính có 10-15% số ca đột quỵ xảy ra ở người trong độ tuổi từ 18-50, độ tuổi dễ bị thiếu máu do thiếu sắt nhất, theo trang tin y khoa Medical Express.

Tỷ lệ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở nhóm tuổi 15 - 39 trên toàn cầu tăng lên một cách đáng lo ngại

Ảnh minh họa: AI

Tác giả nghiên cứu chính, tiến sĩ y khoa Jahnavi Gollamudi, từ Đại học Cincinnati (Mỹ) cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên khám phá tác động của thiếu máu do thiếu sắt đối với nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở nhóm người trẻ tuổi vốn dễ bị thiếu máu nhất.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cincinnati, Bệnh viện Đại học Cleveland và Bệnh viện Houston Methodist (Mỹ) đã phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 21 triệu người tham gia trong độ tuổi từ 15 - 50, từ hơn 300 bệnh viện ở Mỹ.

Trong số những người tham gia, có 36.989 người từng bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Ăn những thứ này tăng thêm sức mạnh cho não

Thiếu máu do thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ

Kết quả đã phát hiện thiếu máu do thiếu sắt làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở người trẻ tuổi.

Cụ thể, ở những người từng bị đột quỵ, tỷ lệ bị thiếu máu do thiếu sắt cao một cách đáng ngạc nhiên - gấp 5 lần so với người không bị đột quỵ.

Đáng chú ý, người bị thiếu máu do thiếu sắt có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn đến 39% so với người không bị thiếu máu do thiếu sắt, theo Medical Express.

Tiến sĩ Gollamudi kết luận: Tóm lại, kết quả đã chứng minh thiếu máu do thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở người trẻ.

Rất nhiều thực phẩm chứa sắt mà bạn có thể lựa chọn

Ảnh: AI

Thiếu máu do thiếu sắt được điều trị thế nào?

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, điều trị thiếu máu do thiếu sắt tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

Các phương pháp khắc phục thiếu sắt có thể bao gồm:

Uống thực phẩm bổ sung sắt. Thực phẩm bổ sung sắt có thể điều chỉnh lượng sắt thấp trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, lượng sắt lớn có thể gây hại, vì vậy chỉ nên dùng thực phẩm bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa sắt. Cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò và gan. Thịt gà, thịt heo, cá và động vật có vỏ cũng là nguồn sắt tốt.

Ngoài ra, cũng có thể tăng lượng sắt từ các loại đậu và đậu nành; trái cây sấy khô, như mận, nho khô, mơ khô; rau bina, các loại rau lá xanh đậm và nước ép mận.

Đặc biệt, vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt. Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào là rau và trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam quýt. Cần lưu ý nếu đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ xem có thể ăn bưởi không. Bưởi có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Các loại trái cây và rau giàu vitamin C khác bao gồm ổi, kiwi, dâu tây, dưa lưới, bông cải xanh, ớt chuông, cải Brussels, cà chua, bắp cải, khoai tây...

Trước đó, báo Nhân Dân điện tử đưa tin "Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ" nội dung chính như sau:
Bác sĩ đang thăm khám, đánh giá khả năng phục hồi cho người bệnh Nguyễn Minh Th.
Bác sĩ đang thăm khám, đánh giá khả năng phục hồi cho người bệnh Nguyễn Minh Th.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, riêng ngày 21/3 vừa qua, Trung tâm tiếp nhận cấp cứu cho 6 người trẻ (dưới 45 tuổi) bị đột quỵ. Rất may, 5 trường hợp đến sớm, được can thiệp kịp thời nên đang phục hồi tốt, chỉ 1 trường hợp được người đưa đến bệnh viện muộn nên khả năng phục hồi sẽ thấp.

Các thống kê cho thấy, với đột quỵ nói chung, tỷ lệ gây ra tàn phế và ảnh hưởng sức lao động có tỷ lệ khoảng 70%.

Nằm trên giường bệnh, anh Nguyễn Minh Th. 32 tuổi ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ cảm thấy rất may mắn là 1 trong 5 trường hợp có khả năng hồi phục tốt mà bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đề cập nêu trên.

Anh Th. có tiền sự bệnh tim mạch, phải dùng thuốc chống đông máu, nhưng đã tự ý dừng thuốc do cảm thấy bệnh ổn định. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tự ý bỏ thuốc, người bệnh xuất hiện đau nửa đầu, choáng, mệt mỏi... được người nhà đưa ngay vào viện cấp cứu.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, cho biết, trường hợp anh Th., được đưa vào viện triệu khi có các chứng: ý thức rối loạn, liệt một phần hai người bên trái; kết quả chụp mạch cho thấy mạch máu lớn (mạch máu nuôi dưỡng một phần hai bán cầu não) đã bị tắc… Nếu không được can thiệp kịp thời, khả năng người bệnh tử vong là rất lớn.

Rất may bệnh nhân này này được đưa đến bệnh viện trong thời gian "giờ vàng" (trong vòng 6 giờ đồng hồ) và được điều trị tái tưới máu sớm. Chỉ 60 phút khi được đưa đến cấp cứu, người bệnh đã nằm trên bàn can thiệp để các bác sĩ thực hiện lấy, đưa huyết khối ra khỏi vị trí tắc, thông mạch máu não, giúp người qua “cửa tử”.

Và 3 ngày sau khi được thực hiện can thiệp lấy huyết khối, thông được mạch máu lớn, tái tưới máu cho bán cầu não, người bệnh hồi phục rất tốt.

“Sau đợt điều trị này, người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ để chống tái đột quỵ”, bác sĩ Dũng lưu ý.

Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ ảnh 1

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh bị đột quỵ.

Sau hơn 3 năm chính thức đi vào hoạt động, thống kê của Trung tâm Đột quỵ cho thấy, người trẻ (dưới 45 tuổi) bị đột quỵ ngày càng nhiều, nhiều trường hợp mới ở độ tuổi 20- 30, thậm chí có trường hợp dưới 20 tuổi. Trong khi đó hiện nay nhiều ý kiến cho rằng đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi và người trẻ thường chủ quan.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đột quỵ có 2 thể chính là đột quỵ thiếu máu não (mạch máu bị tắc) và đột quỵ chảy máu não (mạch máu trong não bị vỡ gây chảy máu trong não). Tỷ lệ nhiều nhất là đột quỵ thiếu máu não.

Có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ. Như trường hợp nam bệnh nhân Nguyễn Minh Th. nêu trên, yếu tố nguy cơ là khá rõ ràng, đó là người bệnh bị loạn nhịp tim (rung nhĩ), một yếu tố nguy cơ rất hay gặp trong các bệnh nhân đột quỵ. Trong nhóm bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não, nguyên nhân tim mạch, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao.

Với những bệnh nhân này, các bác sĩ sẽ cho chụp, chiếu đánh giá nguyên nhân và ra phương án phục hồi chức năng và nhất là đưa ra chiến lược dự phòng tái phát phù hợp nhất. Vấn đề điều trị chống tái phát là rất quan trọng vì thực tế hiện nay nhiều người điều trị một thời gian cảm thấy ổn thì chủ động bỏ thuốc, dẫn đến tái phát đột quỵ. Đó là điều rất đáng tiếc.

Một tuần gần đây, Trung tâm Đột quỵ liên tục tiếp nhận các trường hợp tái phát lại đột quỵ. Mà các trường hợp tái phát thường rất nặng.

Những năm gần đây, các bác sĩ chuyên ngành đột quỵ đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân, nhất là những kiến thức nhận diện đột quỵ tại cộng đồng. Các dấu hiệu đã được hội đột quỵ thế giới đưa ra là: Méo miệng (đột ngột méo miệng một bên); tay chân đột nhiên yếu liệt, không dơ tay dơ chân lên được; người bệnh nói không tròn tiếng, nói khó, nói ngọng.

Khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng đó người bệnh cần được người nhà đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất và trong giai đoạn “giờ vàng” để các sĩ can thiệp kịp thời, đem lại cơ hội hồi phục tốt nhất có thể.

Với những trường hợp bị đột quỵ do thiếu máu não, sau khi điều trị tái tưới máu, bệnh nhân sẽ được đánh giá, xét nghiệm xác định cơ chế bệnh sinh và đưa ra chiến lược điều trị dự phòng tái phát. Bác sĩ sẽ lập đơn thuốc phù hợp, hiệu quả đối với từng bệnh nhân theo phương thức “cá thể hóa” vì mỗi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác nhau. Không bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào và việc tuân thủ điều trị phải duy trì lâu dài, không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ ảnh 2

Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn cùng ekip thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ. (Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai)

Các nghiên cứu cho thấy có 95% số người bệnh đột quỵ trên thế giới gặp 3 hoặc 1, 2 dấu hiệu điển hình nêu trên (méo miệng; nói khó; yếu liệt tay, chân một bên). Chỉ có 5% số bệnh nhân không gặp triệu chứng điển hình đó, nhưng cũng có một số biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn kèm theo có thể là thoáng qua 3 triệu chứng trên.

Khi đó, người bệnh, người nhà cần nghĩ đến đột quỵ và đưa ngay đến cơ sở y tế. Với những trường hợp nghĩ đến đột quỵ thì bác sĩ tại các cơ sở cấp cứu phải có các sàng lọc sớm để đem lại chất lượng điều trị và hiệu quả điều trị tốt nhất. Vì với người bệnh đột quỵ, mỗi giây, mỗi phút trôi qua, hàng triệu neuron thần kinh mất đi không thể hồi phục.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200 nghìn người mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật cũng ở mức cao.

Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người dân bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%, nhưng con số này vẫn là rất thấp so với thế giới. Với thực trạng như vậy, việc nâng cao nhận thức để người dân đến viện sớm trong “giờ vàng” là vô cùng quan trọng.

Bài viết cùng danh mục

CHUẨN BỊ CÓ GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC

CHUẨN BỊ CÓ GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC

Hiện nay (23/5), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới (khoảng ngày 24/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc B

24/05/2025 11:41

Bài viết mới

CHUẨN BỊ CÓ GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC

CHUẨN BỊ CÓ GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC

Hiện nay (23/5), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới (khoảng ngày 24/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc B

Tin tức đời sống 24/05/2025 11:41