Tin tức đời sống 19/05/2025 11:10

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc “nhà gần trường”

Bộ GD&ĐT lên phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc nhà gần trường thay vì theo địa giới hành chính (phân tuyến) như hiện nay từ năm học 2026 - 2027.
Ngày 19/5/2025 báo Gia đình & Xã hội đưa tin "Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'" nội dung chính như sau:

Thông tin trên được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chia sẻ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh mới đây.

Theo Bộ trưởng, sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, các trường mầm non, tiểu học và THCS sẽ chuyển từ cấp huyện về xã quản lý, còn cấp tỉnh vẫn quản lý bậc THPT. Bình quân mỗi xã, phường sẽ có khoảng 7.000 học sinh. Các địa phương ưu tiên để trường học vận hành bình thường, không sáp nhập cơ học, đồng thời phân công trách nhiệm quản lý giữa hai cấp.

Dự kiến từ năm học tới, ngành Giáo dục sẽ tuyển sinh theo nguyên tắc gần nhà thay vì theo địa giới hành chính như hiện nay. Việc này dựa theo Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là bản đồ GIS).

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc "nhà gần trường". (Ảnh minh hoạ)

TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước dùng bản đồ GIS để tuyển sinh lớp 1, lớp 6 từ năm 2023. Học sinh được bố trí chỗ học căn cứ vào nơi cư trú thực tế. Cách làm này được đánh giá là tạo nhiều thuận lợi về đi lại, đưa đón cho học sinh, phụ huynh, hạn chế tình trạng "chạy" hộ khẩu, học trái tuyến.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, Sở đang tính toán chuyển đổi số và triển khai hệ thống thông tin địa lý (bản đồ số GIS) phục vụ công tác tuyển sinh đầu cấp vào lớp 1, lớp 6. Khi đó, học sinh sẽ được phân tuyến tuyển sinh theo hệ thống định vị của bản đồ số.

“Học sinh sẽ được học trường gần nhà thay vì phân tuyến tuyển sinh theo phường như hiện nay”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nói. Bản đồ số sẽ giúp tính toán khoảng cách từ nhà đến trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh, phụ huynh trong việc đi lại.

Một trường đại học tuyển sinh bằng 42 tổ hợp xét tuyển

Năm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu bằng 42 tổ hợp xét tuyển.

Ngày 17/05/2025 báo Lao động đưa tin "Bỏ phân tuyến, tuyển sinh đầu cấp theo nguyên tắc gần nhà từ năm 2026" nội dung chính như sau:

Bộ GDĐT dự kiến bỏ tuyển sinh lớp 1, 6 theo tuyến trong toàn quốc. Ảnh: Vân Trang

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ thông tin trên tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, các trường mầm non, tiểu học và THCS sẽ chuyển từ cấp huyện về xã quản lý, còn cấp tỉnh vẫn quản lý bậc THPT. Bình quân mỗi xã, phường sẽ có khoảng 7.000 học sinh.

Bộ trưởng lưu ý các địa phương ưu tiên để trường học vận hành bình thường, không sáp nhập cơ học, đồng thời phân công trách nhiệm quản lý giữa hai cấp.

Dự kiến từ năm học tới, ngành giáo dục sẽ tuyển sinh theo nguyên tắc gần nhà, thay vì theo địa giới hành chính như hiện nay. Việc này dựa theo Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là bản đồ GIS).

TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước dùng bản đồ GIS để tuyển sinh lớp 1, lớp 6, từ năm 2023. Học sinh được bố trí chỗ học căn cứ nơi cư trú thực tế. Cách làm này được đánh giá tạo nhiều thuận lợi về đi lại, đưa đón cho học sinh, phụ huynh, hạn chế tình trạng "chạy" hộ khẩu, học trái tuyến.

Hiện, Hà Nội tuyển sinh đầu cấp theo tuyến. Điều này gây khó khăn cho nhiều gia đình ở khu vực giáp danh, dù nhà gần trường ở phường khác nhưng không được học do không đúng tuyến.

Do đó, nhiều phụ huynh đồng tình và mong việc tuyển sinh theo nguyên tắc gần nhà sẽ sớm được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh, học sinh.

Bài viết cùng danh mục

Bài viết mới